Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

28 Tháng 07, 2020 2 phút đọc
Khoai lang mọc mầm được khuyến cáo là không nên ăn. Theo khoa học, mầm khoai lang tuy không chứa độc tố như mầm khoai tây và vẫn có thể ăn được nhưng có thể chứa các loại nấm mốc khác có thể gây đau bụng, hoa mắt, nôn mửa...

4 lý do không nên ăn khoai lang đã mọc mầm:

  1. Khoai lang mọc mầm sẽ không còn nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
  2. Khoai lang mọc mầm, để lâu thường sẽ đi kèm với hiện tượng bị hà, bị sùng, bị dím (tùy tên gọi theo vùng miền, là những đóm đen ăn rất đắng) chế biến có thể làm hỏng món ăn. Hiện tượng này là do khoai tiết ra 1 loại độc tố có tên Terpenes để chống lại loại côn trùng Cylas spp (con bọ hà).
  3. Tuy không độc nhưng có thể chứa các loại nấm, mốc không an toàn cho sức khỏe.
  4. Mọc mầm là biểu hiện của việc quá thời gian bảo quản hoặc bảo quản không đúng ở nơi có độ ẩm cao, nhiều nấm mốc => thực phẩm như vậy dù sao cũng không nên ăn.

Trong trường hợp vẫn muốn sử dụng hãy khoét bỏ những chỗ mọc mầm, gọt vỏ và ngâm nước muối loãng trước khi chế biến.

Lưu ý, đứng đầu trong danh sách củ quả mọc mầm không nên ăn là khoai tây. Chất độc solanine ở mầm khoai tây (mầm màu xanh) gấp 50 lần ở khoai tây bình thường, vượt xa tiêu chuẩn cho phép.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
cutlery cutlery icon