Những điều cần biết về váng đậu

11 Tháng 09, 2020 4 phút đọc

Bài viết này cung cấp nhiều thông tin về váng đậu như: váng đậu là gì? dùng để làm gì và các tác dụng của váng đậu.

Váng đậu
Váng đậu chiên chuyên dùng để ăn lẩu

Váng đậu là gì?

Váng đậu là một loại chế phẩm được làm từ đậu nành có màu vàng và mỏng. Trong quá trình nấu đậu sẽ xuất hiện 1 lớp mỏng nổi bên trên. Người ta vớt lớp này đem phơi khô, xắt miếng để thành váng đậu.

Tên gọi khác của váng đậu là: phù trúc, tàu hũ ky. Miếng váng đậu to và dài được gọi là hủ trúc. Váng đậu tiếng Anh là Tofu skin.

Các loại váng đậu

Váng đậu có 3 loại là váng đậu tươi, khô và gần khô. Chúng chỉ khác nhau về độ khô, còn lại đều mỏng và dính nên người ta thường bán theo xấp. Trong 3 loại thì váng đậu khô là phổ biến nhất.

váng đậu
Váng đậu có nhiều loại với độ dày, mỏng khác nhau

Dùng để làm gì?

Váng đậu được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn nhưng phổ biến là món lẩu. Hầu hết các món lẩu đều có thể và nên sử dụng váng đậu. Với váng đậu tươi người ta thường chiên sơ cho váng đậu cứng lại rồi mới nhúng vào nồi lẩu cho chín mềm để thưởng thức.

Ngoài lẩu, váng đậu cũng được chế biến thành những món ăn ít phổ biến hơn như:

  • Váng đậu kho chay
  • Làm giò chay bằng váng đậu
  • Nem váng đậu
  • Váng đậu cuốn tôm thịt
  • Thịt bò hầm váng đậu

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng

Váng đậu được ví von là "vua dinh dưỡng" vì là thực phẩm chứa nhiều chất béo, protein và đặc biệt không chứa Cholesterol, được coi là thực phẩm lành mạnh và giàu calo.

Tác dụng của váng đậu

Do không chứa cholesterol nên váng đậu tốt cho người già, người mắc các bệnh mãn tính về máu, huyết áp. Ngoài ra, Axits glutamate có trong váng đậu giúp kích thích não bộ hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Tốt cho người tậm gym, người chơi thể thao rèn luyện cơ bắp nhờ hàm lượng protein lên tới 45% trong váng đậu.

Theo Thanhnien, váng đậu còn là thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương, ngăn ngừa và trị mụn, tăng kích thước vòng 1, giảm chứng bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh và cả dưỡng da.

Những người có bệnh lý về thận, bệnh nhân về gout, rối loạn đường huyết hoặc đang dùng thuốc có thành phần tetracycline - một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh do nhiễm trùng, người đang giảm cân thì không nên ăn nhiều váng đậu.

Sản xuất váng đậu

phơi váng đậu
Váng đậu được phơi thành những mẻ lớn

Váng đậu được cung cấp trên thị trường chủ yếu đến từ các cơ sở sản xuất tư nhân và doanh nghiệp nhỏ, sản xuất hàng tạ váng đậu mỗi ngày. Váng đậu kém chất lượng có thể bị cho thêm các chất phụ gia để váng đậu nặng hơn, thêm chất tẩy để váng đậu có màu đẹp hơn. Rất khó để phân biệt được váng đậu bẩn và váng đậu sạch, người tiêu dùng hãy chọn mua những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ từ những cơ sở uy tín.

Tự làm váng đậu

Cách làm váng đậu tương đối đơn giản để thực hiện tại nhà. Theo đó, người ta trộn đậu nành với đậu phộng rồi ngâm cho nở mềm sau đó xay nhuyễn. Tiếp đó đun sôi rồi hạ nhỏ lửa chờ lớp váng đậu nổi lên trên. Nhẹ vàng dùng đũa vớt ra đem phơi khô là thu được thành phẩm.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
cutlery cutlery icon