11 Loại nấm thông dụng hay được dùng trong nấu ăn

07 Tháng 05, 2021 7 phút đọc

Tìm hiểu và phân biệt các loại nấm ăn được và hay được sử dụng trong nấu ăn.

Nấm hương

nấm hương
Nấm hương khô

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô, đứng đầu danh sách các loại nấm về độ phổ biến đồng thời có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tăng cường sức khỏe tim mạch, làm đẹp da và giúp cơ thể có khả năng kháng khuẩn tốt hơn.

Nấm hương có màu nâu nhạt, khi nấu chín thì chuyển sang màu nâu sậm. Hình dáng giống như những chiếc ô tí hon. Một cây nấm hương trung bình có kích thước đường kính từ 5-10cm.

Giá nấm hương tùy loại như nấm hương khô, nấm hương tươi, nấm hương rừng, nấm hương trồng... sẽ có giá khác nhau, dao động từ 170.000 - 320.000đ/kg.

Nấm đùi gà

nấm đùi gà
Nấm đùi gà

Với hình dạng giống chiếc đùi gà nên được gọi là nấm đùi gà - một loại nấm có nguồn gốc từ Đông Á.

Nấm đùi gà còn được gọi là nấm vua với chất lượng ngon vượt trội so với các loại nấm khác, khi ăn có độ giòn, vị ngọt thơm ngon nên được nhiều người ưa thích sử dụng. 

Về giá trị dinh dưỡng, nấm đùi gà có hàm lượng Protein cao gấp 4-6 lần các loại rau thông thường đồng thời có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt. Người bị bênh tiểu đường ăn nấm đùi gà rất tốt vì chất β-glucans có trong nấm đùi gà giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Giá nấm đùi gà dao động từ 70.000 - 320.000đ/kg.

Nấm rơm

nấm rơm
Nấm rơm

Nấm rơm là loại nấm phổ biến nhất được trồng và sinh trưởng từ rơm,rạ. Đây là loại nấm giàu giá trị dinh dưỡng, có hình dáng lùn, tròn, khi trưởng thành phát triển thêm phần đầu giống chiếc mũ rơm.

Nấm rơm ngon nhất khi còn là nấm trứng (chưa phát triển hết), lúc này thịt nấm dai và thơm.

Nấm rơm có tác dụng hạ cholesterol, kháng ung thư, tiêu thực. Một số nơi còn dùng nấm rơm để bào chế thành thuốc chữa bệnh thiếu máu.

Ít ai biết được nấm rơm còn có tác dụng chữa bệnh liệt dương. Theo đó, nấm rơm đem xào với thịt ếch hoặc thịt chim sẻ dùng để ăn lúc nóng có tác dụng kích dục.

Nấm tuyết

nấm tuyết

Nấm tuyết là loại nấm có giá thành cao hơn hẳn những loại nấm khác (trên dưới 400.000d/kg), tên gọi khác là mộc nhĩ trắng, tuyết nhĩ, nấm mèo trắng, nấm ngân nhĩ...

Nấm tuyết có hình dáng giống mộc nhĩ nhưng màu trắng nên được gọi là mộc nhĩ trắng. Chúng thường xuất hiện trong các món xào chay, nấu chè như chè dưỡng nhan, làm nộm/gỏi hoặc nấu canh/súp.

Nấm tuyết trên thị trường thường được bán dưới dạng nấm tuyết khô. Trước khi chế biến được đem ngâm với nước nấm sẽ nở ra nhìn rất đẹp mắt. Nó cũng được coi là loại nấm cao cấp hơn các loại nấm khác.

Nấm bào ngư

nấm bào ngư
Nấm bào ngư

Nấm bào ngư có nhiều loại như trắng, xám, tím, vàng, nấm bào ngư Nhật, nấm bào ngư Đài Loan nhưng phổ biến nhất là nấm bào ngư xám. 

Trên thị trường nấm bào ngư có giá trên dưới 100.000đ/kg.

Nấm kim châm

nấm kim châm
Nấm kim châm

Nấm kim châm hay nấm kim chi rất dễ nhận biết vì nó có hình dáng thon dài, rất hay dùng để nhúng lẩu. Loại nấm này nếu dùng để xào thì ra nước, ăn mềm nhưng hơi dai, giòn và có cảm giác nhớt nhớt.

Nấm mỡ

nấm mỡ
Nấm mỡ

Nấm mỡ phổ biến trên thế giới có nguồn gốc ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Khi chưa trưởng thành nấm mỡ có màu trắng, khi trưởng thành có màu nâu. Chúng có nhiều tên gọi khác như nấm ma cô, nấm dương cô, nấm Paris, nấm trắng...

Giá nấm mỡ khoảng 350.000đ/kg.

Nấm hải sản

nấm hải sản
Nấm hải sản

Nấm hải sải có hình dạng thon dài. Thoạt nhìn giống nấm kim châm nhưng chúng ngắn hơn và to hơn. Đây là loại nấm rất thích hợp để nhúng lẩu. Ngoài tên gọi là nấm bạch tuyết (khác với nấm tuyết bên trên) loại nấm này khi ăn có vị giống vị hải sản nên có tên gọi là nấm hải sản.

Nấm hầu thủ

nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ

Với hình dáng vô cùng đặc biệt, nấm hầu thủ còn được gọi là nấm lông nhím, nấm sư tử/ Loại nấm này thường mọc trên các thân cây gỗ có tán rộng đã bị mục nát. Ngày nay nó đã được nuôi trồng nhân tạo ở nước ta và các quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Đây được xem là 1 loài nấm có tác dụng chữa bệnh, tốt cho người bị bệnh Alzheimer, tăng cường hệ miễn dịch. Các chiết xuất từ loại nấm này có khả năng ức chế các tế bào ung thư gan, ung thư dạ dày, thực quản và ung thư da.

Nấm tràm

nấm tràm
Nấm tràm

Nấm tràm ở Việt Nam xuất hiện chủ yếu ở Phú Quốc, Thừa Thiên Huế và Quảng Bình. Đây là loại nấm kén thời tiết khi mà mưa ít thì khó mọc mà mưa nhiều thì khó sống. Loại nấm này có hương vị khác hẳn với các loại nấm khác, chúng đắng và không hề dễ ăn.

Nấm tràm có thể được dùng để nấu canh với gà, nấu với thịt bằm hoặc hải sản. Ăn canh nấm tràm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, để khử bớt vị đắng của nó cần luộc và sả nhiều lần với nước giống như cách sơ chế măng tươi.

Nấm mối

nấm mối
Nấm mối

Nấm mối không phải là loại nấm phổ biến thậm chí nó được coi là quý hiếm khi nuôi trồng rất khó, lại không mọc cố định và chỉ mọc vào đầu mùa mưa. Bên cạnh đó nấm mối có giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều người săn lùng. Nấm mối rừng có thời điểm lên đến 600.000đ/kg

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
cutlery cutlery icon